Những sự thật thú vị về “Nóc nhà thế giới “
Everest – Nóc nhà thế giới chứa đựng những điều thú vị bất ngờ mà ít người biết tới. Hãy cùng khám phá những bí ẩn này qua bài viết dưới đây
1. Lịch sử 450 triệu năm
Mặc dù lịch sử hình thành của dãy Himalaya chỉ từ 60 triệu năm trước nhưng lịch sử của đỉnh Everest đã bắt đầu từ trước đó một khoảng dài. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, lớp đá vôi và sa thạch ở đỉnh núi từng là một phần trầm tích dưới đáy biển vào khoảng 450 triệu năm trước. Độ cao hiện tại là do lớp đất đá dưới lòng biển tích tụ lại và đẩy lên cao với vận tốc 11 cm/năm theo khoảng thời gian lâu dài. Trên đỉnh núi vẫn còn chứa các hóa thạch sinh vật biển và vỏ ốc từng sống dưới đáy đại dương thời cổ đại.
2. Có nhiều tên gọi khác nhau
Phần lớn mọi người biết đến núi với tên gọi Everest, trong khi đó, người Tây Tạng lại gọi bằng cái tên “Chomolungma” (nghĩa là “Mẹ của những ngọn núi”), còn người Nepal gọi nó là “Sagarmatha”, nghĩa là “Vầng trán trên trời”. Tên gọi Everest được nhà khảo sát người Anh – Andrew Waugh đặt theo tên nhà khảo sát người Ấn, đại tá George Everest, trưởng đội đầu tiên khảo sát dãy Himalaya. Vì thế, ngọn núi này đã chính thức được đổi tên trong các tài liệu của họ từ “Đỉnh XV” sang “Núi Everest” vào năm 1965.
3. Tranh cãi về chiều cao
Năm 2010, Trung Quốc và Nepal đã thống nhất về độ cao của đỉnh Everest là 8.848 m. Trước đó, hai nước đã có những tranh cãi xung quanh độ cao chính xác này, khi mà Trung Quốc khẳng định đỉnh Everest cao 8.844 m trong khi Nepal cho biết nó cao 8.848 m. Nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch này là do Trung Quốc cho rằng chiều cao của Everest chỉ nên tính phần đất đá mà không nên tính cả phần băng hà trên đỉnh.
4. Đỉnh núi vẫn tiếp tục cao lên
Dãy Himalaya hình thành do sự va chạm giữa tiểu lục địa Ấn Độ ban đầu và lục địa châu Á, chúng vẫn tiếp tục dịch chuyển đẩy dãy núi lên cao hơn nữa. Vào năm 1994, một đội nghiên cứu khám phá ra rằng Everest cao thêm 4 mm mỗi năm. Ngày nay, các nhà khoa học đã gắn một thiết bị định vị vệ tinh ở đỉnh núi để đo đạc độ cao của Everest và con số chính thức hiện tại là 8.850m.
5. Everest không phải ngọn núi cao nhất thế giới
Nhiều người vẫn nghĩ rằng Everest cao nhất thế giới nhưng thực tế là Mauna Kea – một núi lửa đã ngừng hoạt động ở Hawaii mới chính thức giữ vị trí này. Nó không được biết đến nhiều bởi phần trên mặt nước biển chỉ có độc cao 4.205m nhưng nó còn trải dài 6.000 m dưới nước. Tính từ gốc của nó dưới đáy biển tới đỉnh, chiều cao của ngọn núi lên tới 10.200 m.
6. Ngọn núi bẩn nhất thế giới
Theo ước tính, số rác mà những người leo núi bỏ lại trên đường chinh phục Everest lên đến 50 tấn rác và con số này tăng lên theo mỗi mùa. Các sườn núi đầy bình oxy rỗng, thiết bị leo núi và chất thải của con người. Đội xử lý Eco Everest Expedition đã thu nhặt được 13 tấn rác thải khi bắt đầu giải quyết vấn đề này từ năm 2008. Ngoài ra, năm 2014, Chính phủ Nepal đã ra luật mới yêu cầu mỗi người leo núi phải đem xuống khoảng 8kg rác, nếu không sẽ mất 4.000 đôla tiền đặt cọc.
7. Loài nhện núi
Trên Everest, loài sinh vật đặc trưng là Euophrys Omnisuperstes (nghĩa là “Đứng trên tất cả”), hay còn được gọi là nhện nhảy Himalaya, chúng thường trốn trong các hốc và khe nứt trên sườn núi. Thức ăn của chúng thường là những con côn trùng bị gió mạnh thổi lên núi. Có những người leo núi đã thấy chúng ở độ cao 6.700m.
8. Tắc đường
Mặc dù hành trình chinh phục “nóc nhà thế giới” phải tiêu tốn đến hàng ngàn đôla thì nhiều người vẫn rất hào hứng tham gia. Năm 2012, nhà leo núi người Đức Ralf Dujmovits chụp được một bức ảnh ấn tượng cho thấy hàng trăm người đang xếp hàng để lên đỉnh núi. Các chuyên gia Nepal đã thêm một tuyến cáp cố định đã giãn bớt dòng người.
9. Hai người đã trèo lên đỉnh 21 lần
Hai người giữ kỷ lục leo Everest nhiều lần nhất là Apa Sherpa và Phurba Tashi. Phurba leo lên “Nóc nhà thế giới” 3 lần chỉ trong năm 2007, và Apa leo hàng năm từ 1990 đến 2011. Apa cho biết anh đã thấy sự thay đổi rõ rệt của Everest do hiệu ứng nóng lên toàn cầu.
10. Xung đột ở nơi cao nhất thế giới
Xung đột không phải là chuyện hi hữu khi chinh phục đỉnh Everest. Năm 2013, ba nhà leo núi Ueli Steck, Simone Moro và Jonathan Griffith đã rơi vào một cuộc xung đột dữ dội với người Sherpa sau khi lờ đi yêu cầu ngừng leo từ phía họ. Người Sherpa cáo buộc các nhà leo núi ngáng đường họ và gây ra một vụ lở tuyết ập lên những người Sherpa khác phía dưới. Các nhà leo núi đã phủ nhận cáo buộc đó và người Sherpa đã tấn công họ. Sau vụ việc, quân đội Nepal đã yêu cầu hai bên kí một thỏa thuận để giải quyết mâu thuẫn.
Tagged as:
LÝ DO CHỌN KINH ĐÔ Travel?
Có giấy phép lữ hành quốc tế
Top 20 công ty du lịch hàng đầu
Trên 10 năm kinh nghiệm lữ hành
Chính sách hoàn tiền linh hoạt
Giá cả phải chăng, hỗ trợ nhanh chóng