Khám phá đặc sản đặc sắc chỉ có ở Hà Giang

Thưởng thức đặc sản đặc sắc chỉ có ở Hà Giang – Không những nổi tiếng với những cao nguyên đá trải rộng, những khung cảnh núi non hùng vĩ, những lễ hội đa sắc màu, Hà Giang còn là điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch bởi văn hóa ẩm thực ở vùng địa đầu Tổ quốc này. Ẩm thực của nơi đây là những món ăn được chế biến từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên để tạo nên những món ngon và lạ. Dưới đây, Kinhdo Travel xin được giới thiệu một số đặc sản của Hà Giang để du khách có thể tham khảo:

1. Bánh cuốn trứng Hà Giang

Sống ở vùng núi cao và lạnh, người dân Hà Giang phải ăn các món vừa nóng vừa cay để giữ ấm cho cơ thể và chống chọi với không khí lạnh từ núi đá. Song, đặc sản bánh cuốn trứng của đất Hà Giang lại là một món ăn mang cảm giác lạnh, chỉ dụng bát nước lèo ninh xương lợn nóng hổi ngọt sắc.

Đặc sản bánh cuốn tráng trứng ở Hà Giang

Đặc sản bánh cuốn tráng trứng ở Hà Giang

Khi bát nước chấm bánh được hoàn tất, du khách có thể bắt đầu thưởng thức bằng cách khẽ gắp miếng bột mỏng tang, bên trong ẩn hiện màu đỏ lòng đào của trứng, chấm ngập trong bát rồi từ từ cảm nhận khẩu vị khá lạ miệng này.

Đặc sản bánh cuốn trứng này du khách có thể tìm đến thưởng thức hoặc giới thiệu cho bạn bè. Ở thành phố Hà Giang có quán bánh cuốn Bà Làn tại 116A Lý Tự Trọng, hoặc ở huyện Đồng Văn cũng có hàng bánh cuốn ở ngay lối cổng chợ Đồng Văn cũ.

2. Cháo Ấu Tẩu (Làm từ củ ấu)

Mảnh đất Hà Giang này có các món ăn khá độc đáo khiến du khách ăn một lần rồi nhớ mãi về hương vị của chúng. Món cháo Ấu Tẩu là một loại ẩm thực trong số đó.

Đặc sản cháo Ấu Tẩu của Hà Giang

Đặc sản cháo Ấu Tẩu của Hà Giang

Tiết trời mùa đông về đêm lành lạnh, du khách đi bộ thong dong ở thị xã Hà Giang, hẳn nên tìm một góc quán để sưởi ấm và gọi cháo Ấu Tẩu để ăn. Món cháo này mang đủ các cấp độ mùi trong một bát: mùi thơm nồng của gạo nếp cái hoa vàng trộn cùng gạo tẻ thơm được trồng trên nương đem nấu nhuyễn, vị bùi bùi của củ ấu được ninh nhừ với nước hầm chân giò béo ngậy, mùi lá thơm, lá gia vị. Bát cháo ấu tẩu nhìn ngon miệng bởi sự kết hợp hài hòa giữa gạo, thịt băn, nước xương, rau thơm…

Chế biến được một bát cháo ấu tẩu ngon rất kỳ công. Sau khi ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc qua một đêm rồi củ ấu được đem hầm trong khoảng 4 giờ. Còn nếp cái hoa vàng được trộng với gạo tẻ thơm nấu nhuyễn trong nước hầm xương chân giò và bột củ ấu. Bỏ thêm chút thịt nạc băm nhỏ, nêm chút gia vị phụ thêm nữa. Khi ăn, cháo có vị đắng nên món này còn được gọi là cháo đắng.

Cháo ấu tẩu vừa là món ăn ngon vừa là một vị thuốc giúp giải cảm tốt. Mùa nào món này cũng được bán, nhưng chỉ được bán vào ban đêm.

Bạn có thể thưởng thức món cháo ẩu tẩu tại đối diện Điện lực tỉnh Hà Giang.

3.Thắng Cố Hà Giang

Thắng Cố là đặc sản chỉ có vùng miền núi mới có nên nhiều du khách từ dưới xuôi lên đều thích thú.

Mùi thơm của thảo quả, hạt dổi và củ sả, quyện với vị béo ngậy của thịt làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh. Đàn ông Mông đi chợ Đồng Văn đều mong được ăn một bát thắng cố, uống vài bát rượu với bạn bè. Người ta quan niệm ai có nhiều bạn thì người ấy được mời nhiều rượu. Người nào say khi về chợ là người tốt phúc bởi có nhiều bạn.

Đặc sản Thắng Cố ở đất Hà Giang

Đặc sản Thắng Cố ở đất Hà Giang

Hiện nay, cổng chợ huyện Đồng Văn đã được hiện đại hóa trông khang trang hơn trước nhưng nhà cửa và mái che vẫn chẳng thể nào thay thế được những chiếc ô của người dân tộc nơi đây. Tiến vào giữa chợ, các gian hàng thắng cố được xếp sau khu bán đồ thực phẩm. Thịt lợn, thịt bò được nguyên nửa con đem treo lủng lẳng trên những cái móc to. Kế bên, hàng rượu ngay sát chỗ bán thắng cố. Rượu đựng trong các can nhựa to hay vò sành do những chú ngựa đã vất vả chở xuống núi từ tờ mờ sáng hoặc từ đêm hôm trước.

Người dân tộc Mông thường đem mèn mén rồi tới chợi chỉ việc cần mua thêm bát rượu và thắng cố là đã có thể mời bạn bè chung cuộc vui. Khi ăn thắng cố thì phải ngồi xổm, đặt đặt thức ăn lên một miếng gỗ dài và ăn bằng muôi gỗ. Bát muối cùng ớt dầm thật cay lúc nào cũng phải có đặt cạnh bàn. Một muôi thắng cố nóng kèm một xíu muối ớt sẽ khá đậm đà. Ăn thắng cố nhất thiết phải có bạn có bè còn hỏi han chuyện gia đình, chúc sức khỏe nhau và cười khanh khách trong không khí sum họp. Uống rượu đến độ ngà ngà sẽ hát và thổi khèn. Con trai con gái đều có thể say rượu bên bàn thắng cố.

4. Xôi ngũ sắc Hà Giang

Xôi ngũ sắc là loại sản vật hội tụ được những giá trị truyền thống, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ của người xưa, triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.

Được gọi với cái tên ngũ sắc bởi xôi ngũ sắc được làm từ 5 loại xôi với 5 sắc màu khác nhau (đỏ, vàng, xanh, tím và trắng). Du khách có thể dễ nhận thấy xôi ngũ sắc tại các phiên chợ ở Hà Giang.

Đặc sản xôi ngũ sắc ở Hà Giang

Đặc sản xôi ngũ sắc ở Hà Giang

Về chế biến xôi ngũ sắc ở các vùng miền núi căn bản là khá giống nhau. Song, mỗi nơi mỗi vùng tùy hoàn cảnh, họ có thể pha trộn hoắc dùng các màu sắc khác nhau để làm ra xôi ngũ sắc hấp dẫn và bắt mắt. Nguyên liệu để làm xôi ngũ sắc bao gồm: gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không bị lẫn với gạo tẻ, trộn với các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Màu đỏ lấy từ quả gấc hoặc từ lá cơm đỏ. Màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, đốt lấy tro ngâm với nước có pha với chút vôi. Màu vàng lấy từ củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím dùng lá cơm đen.

Gạo nếp vo sạch đem ngâm trong nước sạch từ 6 đến 8 giờ để hạt gạo có độ nở vừa đủ rồi mới  đem đi  nhuộm màu xôi. Gạo được chia ra làm 5 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với một màu. Sau khi nhuộm màu, đồ xôi là khâu cuối cùng. Khâu này yêu cầu phải thật khéo mới có được món xôi như mong đợi. Gạo ngâm màu nào dễ phai nhất được đưa vào chõ trước tiên, tiếp theo là những màu còn lại và đặt màu trắng trên cùng. Phải đồ mỗi màu một chõ riêng. Về cách trình bày, có nơi trang trí thành bông hoa 5 cánh, mỗi cánh một màu nhưng có nơi bày theo dạng ruộng bậc thang, mỗi bậc một màu, có nơi lại sử dụng dùng khuôn gỗ đóng thành hình tháp, thành nhiều tầng…

5. Thắng dền ở Đồng Văn

Đặt chân lên Đồng Văn, giữa thị trấn hun hút gió đông mà được túm tụm bạn bè ngồi bên bếp lửa hồng thưởng thức bát thắng dền thì thật ấm cúng và thích thú.

Nhìn thoáng qua, món thắng dền khá giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, giống bánh cống phù ở Lạng Sơn, được làm từ bột gạo nếp, cũng có thể làm chay hoặc gói nhân đậu đỗ. Mỗi viên bột sẽ được nhào nặn to hơn so với đầu ngón tay cái chút rồi thả vào nồi nước dùng luộc cho tới khi đến khi nổi lên chủ quán sẽ lấy muôi vớt ra.

Đặc sản Thắng dền ở Hà Giang

Đặc sản Thắng dền ở Hà Giang

Điều làm nên sự thơm ngon của món thắng dền là phải được pha bằng hỗn hợp ngọt ngào của đường, sự béo ngậy của nước cốt dừa và vị cay cay của gừng đun nóng Du khách có thể rắc thêm vừng hoặc lạc để món ăn thêm bùi. Du khách ăn thường cho một hai đến hai viên thắng dền vào miệng và ngậm một lúc để ngấm cái vị ngọt béo của nước đường, vị cay se se của gừng tươi, vị bùi ngậy của vừng lạc.

Tagged as:

LÝ DO CHỌN KINH ĐÔ Travel?

  • Có giấy phép lữ hành quốc tế

  • Top 20 công ty du lịch hàng đầu

  • Trên 10 năm kinh nghiệm lữ hành

  • Chính sách hoàn tiền linh hoạt

  • Giá cả phải chăng, hỗ trợ nhanh chóng

Kết nối với kinh đô