Những điều khó thực hiện khi du lịch Trung Quốc

Hiện tại, Trung Quốc là quốc gia thu hút khách du lịch hàng đầu thế giới với những thắng cảnh đẹp, giàu truyền thống văn hóa. Du lịch Trung Quốc sẽ là một hành trình khám phá, tìm hiểu đầy ngỡ ngàng, thú vị và không thể quên của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ càng bất ngờ hơn khi đất nước này có những thứ “quốc cấm” vốn là những điều vô cùng thịnh hành trên thế giới. Hãy cùng Kinh Đô Travel tìm hiểu về những điều bạn sẽ khó thực hiện khi đi du lịch Trung Quốc

1. Mạng xã hội Twitter

Mạng xã hội Twitter bị chặn không dùng được tại Trung Quốc

Mạng xã hội Twitter bị chặn không dùng được tại Trung Quốc

Từ hơn một thập kỷ gần đây, Trung Quốc có sự kiểm soát rất chặt chẽ đối với các trang mạng xã hội của nước ngoài. “Bức tường lửa Trung Quốc” không cho bất kỳ một trang mạng xã hội nước ngoài nào được sử dụng tại đây. Hiện tại, các nhà chính quyền nước này đã đưa ra lời hứa về sự nới lỏng kiểm soát nhưng mong muốn đăng nhập và sử dụng Twitter – mạng xã hội khá phổ biến hiện nay tại Trung Quốc vẫn cần một thời gian dài để thực hiện.

2. Google

Google bị chặn tại Trung Quốc

Google bị chặn tại Trung Quốc

Một trang mạng khác không được sử dụng tại Trung Quốc sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ và khó tin, đó chính là Google.Tại Trung Quốc, bạn hoàn toàn không thể sử dụng website tìm kiếm thông tin nổi tiếng nhất thế giới này. Hiện tại, Gmail đã được Trung Quốc cho phép sử dụng nhưng bị áp đặt khá nhiều hạn chế.
Google đã tốn khá nhiều thời gian cho nỗ lực đàm phán với Trung Quốc nhưng cuối cùng cũng phải “lắc đầu chịu thua” và chuyển hướng sang thị trường Hồng Kông vào năm 2010. Tuy nhiên, dù với sự ngăn chặn của chính quyền, một số người dân Trung Quốc vẫn mua một số phần mềm có trả tiền để có thể vượt “tường lửa” và sử dụng website này.

3. Facebook

Facebook bị cấm tại Trung Quốc

Facebook bị cấm tại Trung Quốc

Mặc dù trước đó, Facebook đã được sử dụng tại Trung Quốc nhưng từ năm 2009 đã bị chặn ở đây. Cho đến nay, Trung Quốc chưa hề có dự định hay kế hoạch nào sẽ cho trang mạng này hoạt động trở lại ở quốc gia này. Một số chuyên viên phân tích cho rằng lý do của lệnh cấm này chính là từ cuộc bạo loạn này ra vào tháng 7/2009 giữa dân Hồi giáo dòng Uighurs và người Hán ở Tân Cương. Bên cạnh đó, lệnh cấm này cũng được cho là bắt nguồn từ mục đích thương mại nhằm giúp thúc đẩy các sản phẩm công nghệ nội địa hiện cũng đang rất được quan tâm chú trọng đầu tư của Trung Quốc.

4. Phim nước ngoài

Mỗi năm, Trung Quốc chỉ xét duyệt 34 bộ phim nước ngoài được phép chiếu

Mỗi năm, Trung Quốc chỉ xét duyệt 34 bộ phim nước ngoài được phép chiếu

Bạn mong muốn được dạo phố sau đó đến rạp Trung Quốc thưởng thức những bộ phim bom tấn? Mong muốn này thật khó thực hiện bởi mỗi năm, Trung Quốc chỉ xét duyệt 34 bộ phim nước ngoài được phép chiếu. Tất nhiên, những bộ phim này phải chịu sự kiểm duyệt vô cùng khắt khe từ phía chính quyền.

Bên cạnh sự kiểm duyệt khắt khe, chính phủ vẫn có sự quản lý rất chặt chẽ với việc ra rạp của những bộ phim này. Các đơn vị làm phim của Trung Quốc mặc dù có lợi thế về mặt thương mại nhưng cũng thường gặp không ít khó khăn khi phải đối đầu với các nhà chức trách.

Điển hình là một bộ phim do đạo diễn người gốc Đài Loan thực hiện vào năm 2005 từng nhận rất nhiều lời khen ngợi từ Trung Quốc là Brokeback Mountain thậm chí còn không bao giờ được trình chiếu tại Trung Quốc nữa.

5. Snapchat

Snapchat bị cấm tại Trung Quốc

Snapchat bị cấm tại Trung Quốc

Snapchat là ứng dụng khá tiện ích trên điện thoại di động và được ưa chuộng. Ứng dụng này giúp người sử dụng tha hồ chụp ảnh, quay video, thêm văn bản, hình vẽ và gửi tới bạn bè. Chịu chung số phận với các trang mạng xã hội trực tuyến khác, ứng dụng này cũng bị cấm tại Trung Quốc. Đây được coi chiến lược của chính phủ Trung Quốc nhằm tạo cơ hội cho các công ty trong nước phát triển và tăng thị phần. Hàng triệu người đang sử dụng những ứng dụng do chính Trung Quốc tự sản xuất như Weibo, Wechat.

6. Website nước ngoài

Hàng nghìn website nước ngoài khác cũng bị chặn tại Bắc Kinh với nội dung từ hữu ích cho tới khiêu dâm

Hàng nghìn website nước ngoài khác cũng bị chặn tại Bắc Kinh với nội dung từ hữu ích cho tới khiêu dâm

Bên cạnh Google và các mạng xã hội, hàng nghìn website nước ngoài khác cũng bị chặn tại Bắc Kinh với nội dung từ hữu ích cho tới khiêu dâm. Hành động này có mục đích chính nhằm hạn chế người dân truy cập và tham gia vào những trang web “lề trái”. Đa số những website này có nội dung chỉ trích chính phủ Trung Quốc hay thể hiện những quan điểm có liên quan đến vấn đề chính trị và nhân quyền.

7. Sách, truyện

Các ấn phẩm xuất bản đều bị kiểm soát rất nghiêm ngặt tại Trung Quốc

Các ấn phẩm xuất bản đều bị kiểm soát rất nghiêm ngặt tại Trung Quốc

Tổng cục Xuất bản và Báo chí có sự kiểm duyệt rất nghiêm ngặt với các ấn phẩm xuất bản và bày bán tại quốc gia này. Những ấn phẩm có chủ đề liên quan đến nhân quyền, Tây Tạng hay Đảng cộng sản đều không được phép phát hành. Những thông tin liên quan đến tài sản mà các quan chức trong bộ máy Nhà nước sở hữu cũng thuộc hàng “quốc cấm”, tuyệt đối được giữ bảo mật.

Không thể để mất hơn 1,4 tỷ độc giả tiềm năng, nhiều nhà xuất bản đã buộc phải chấp nhận từ bỏ các chủ đề nhạy cảm, không được cho phép phát hành tại Trung Quốc. Hồng Kông tuy là nước láng giềng nhưng ngược lại với Trung Quốc, các đơn vị xuất bản tại Hong Kong thoải mái hơn về mặt nội dung rất nhiều.

Tagged as:

LÝ DO CHỌN KINH ĐÔ Travel?

  • Có giấy phép lữ hành quốc tế

  • Top 20 công ty du lịch hàng đầu

  • Trên 10 năm kinh nghiệm lữ hành

  • Chính sách hoàn tiền linh hoạt

  • Giá cả phải chăng, hỗ trợ nhanh chóng

Kết nối với kinh đô